5 Thói Quen Làm Viêc Hiêu Quả

1.      Viết ra điều phải làm

Mỗi sáng, việc đầu tiên sau khi tập thể dục là tôi tìm một chỗ vắng, với cuốn sổ và ly cà phê, viết ra 10 điều tôi dự định sẽ làm trong ngày (Things To Do). Bắt đầu bằng những việc quan trọng trước và những việc đã ghi nhớ trong các ngày qua mà chưa hoàn tất. Tất cả chỉ mất 15 phút.

Mỗi thứ hai đầu tuần, tôi kiểm lại hiệu quả những việc đã làm và chưa làm trong tuần. Mỗi ngày đầu tháng và mỗi ngày đầu năm, tôi cũng tiến hành quy trình tương tự. Thời này, tôi nghe người ta nói đây là việc “tự phê và tự tha thứ”.

15 phút mỗi ngày và 15 phút mỗi tuần, cộng với 30 phút mỗi tháng và 2 giờ mỗi năm khiến tôi mất cả thảy 111 giờ hay 5 ngày. Tuy nhiên, tôi đã tiết kiệm không biết là bao nhiêu thì giờ khỏi chạy lanh quanh vì lạc hướng, vì quên, hay vì bị những thứ lăng nhăng khác quấy nhiễu.

2.      Suy nghĩ, nói và làm chậm chạp

Hồi trẻ tôi có thói quen phản ứng rất nhanh, từ lời nói đến việc làm, đôi khi không kịp suy nghĩ. Do đó, tôi phạm nhiều lỗi lầm ngu xuẩn, nhất là khi đối phó với những cáo già của trường đời. Tôi đã lầm tưởng khi cho rằng sự nhanh nhẩu của tôi minh chứng một kỹ năng siêu đẳng và làm người đối diện thán phục. Đôi khi, tôi hứa hẹn quá khả năng thực hiện; nhiều lần, tôi quên mục đích tối hậu của mình trong phi vụ. Dĩ nhiên, nếu đề nghị đến từ một chân dài hấp dẫn, câu hỏi đầu tiên là tôi ký ở chỗ nào?

Lúc này, tôi không bao giờ trả lời một đề nghị làm ăn gì trước 10 ngày. Tôi muốn tôi và nhân viên suy nghĩ thật kỹ và khảo cứu (research) thấu đáo về nhiều góc cạnh. Khi trả lời, tôi có nhiều lối thoát (escape clauses) để phòng vệ khi phi vụ không đi theo mong muốn. Sau cùng, tôi cố ý thi hành chậm chạp mọi điều khoản để nhận rõ những lỗ hổng và để có thì giờ điều chỉnh.

Nhiều bạn làm ăn thường tiếp thị là dự án hay công ty này thuộc loại “cơ hội ngàn năm một thuở”. Tôi thấy các cơ hội ngàn năm này gõ cửa mỗi ngày khắp nơi.

3.      Đã làm thì đừng sợ

Khi đã quyết định bắt tay làm, chăm chú vào việc hoàn tất phi vụ. Luôn luôn thực tế nhận định là thách thức và khó khăn sẽ đến từng giờ từng ngày. Đây không phải là lúc than thân trách phận hay tìm cách đổ lỗi cho người khác. Mình hoàn toàn chịu trách nhiệm phần vụ của mình và sẵn sàng trả giá cho mọi sai lầm thất thoát. Nhìn thẳng vào mục tiêu và không sợ sệt trước bất cứ áp lực gì. Mở rộng trí óc để đón nhận đề nghị và phê bình, nhưng không bao giờ “nhận rác” từ kẻ đối nghịch hay ganh tị.

Bình tâm với kết quả hàng ngày. Sáng tạo cùng đội ngũ để tìm giải pháp, không phải để “bới lông tìm vết”. Say sưa với những khám phá mới, học hỏi mới và quan hệ mới. Vui vẻ và lạc quan trong mọi hoàn cảnh, dù rằng thực tại có khó khăn đến đâu. Nhưng cũng đừng bay cao quá mà hoang tưởng vô lối. Thua keo này, bày keo khác. Tiếp tục đi.

Dù trong lòng có sợ cũng phải tự bảo lòng là “can đảm”. Tự kỷ ám thị là một phương thuốc hữu hiệu cho tầm nhìn tích cực. Hollywood có câu,” đừng bao giờ để bọn chúng thấy mình đang đổ mồ hôi lạnh”. Phải lì lợm thôi.

4.      Giữ lời hứa

Trong bậc thang giá trị về đạo đức kinh doanh, giữ lời hứa là định chuẩn cao nhất. Từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn, lời hứa là một “bản vị” quan trọng hơn tiền bạc nên tôi tiêu xài rất dè sẻn. Khi tôi lập một cuộc hẹn với bất cứ ai, dù với một nhân công, tôi cố gắng đến đúng giờ. Nếu một sự cố gì ngăn chận, tôi luôn điện thoại trước 10 phút để thông báo và xin lỗi.

Với những chuyện lớn hơn, trong các dự án làm ăn với đối tác, tôi luôn nói rõ những điều tôi không có khả năng thực hiện, trước khi “gáy” về năng lực của mình. Minh bạch giúp rất nhiều trong việc giữ lời hứa vì đối tác của tôi không bao giờ có những “mong đợi” ngoài tầm tay.

Quan trọng nhất là chuyện tiền bạc. Hai mươi năm qua, tôi không vay mượn một đồng nào, kể cả tiền ứng trước của các thẻ tín dụng. Việc kiếm tiền để trả lãi suất đúng hẹn là một kinh doanh thực sự gay go, nhất là trong những cuộc khủng hoảng kinh tế. Do đó, dù phải trả giá cao khi bán cổ phiếu thay vì trái phiếu, tôi vẫn hoan hỉ chấp nhận vì không muốn làm mất lời hứa của mình. Đặt OPM (tiền người khác) ở vị trí ưu tiên hơn tiền của mình là cách hay nhất để người ngoài tiếp tục tin cậy và làm ăn với mình.

5.      Giữ niềm tin

Ông Khổng Tử nói “vi nhân nan” (làm người khó). Ông Alan nói, làm việc kiếm tiền còn khó hơn. Dĩ nhiên, các ông quan nói, kiếm tiền dễ ẹt. Nhưng ngay cả các quan, cũng thường xuyên đối diện với khó khăn và tuyệt vọng. Đây là những lúc “niềm tin” đem lại cân bằng cho tình thế và tiếp tục giữ lửa cho hành trình.

Tôi luôn cho rằng tài sản mềm quý giá nhất của xã hội, của quốc gia, của công ty, của cá nhân là niềm tin. Ngoài sự đam mê để tìm cái vui thú vị cho mọi việc lớn nhỏ, chúng ta cần niềm tin vào sự thành công sau cùng của dự án, của lý tưởng hay của định mệnh. Hãy nhớ là thua cuộc chỉ là tình trạng tạm thời, bỏ cuộc biến nó thành thất bại. Còn niềm tin thì chưa bỏ cuộc.

Quan trọng như vậy, nên niềm tin không thể được tạo dựng hời hợt mà phải trải qua mọi thử thách, thí nghiệm, khảo sát và sàng lọc. Không phải thầy cô cha mẹ nhồi vào đầu óc từ bé, xã hội bạn bè chung quanh lập đi lập lại mà “niềm tin” thành một giáo điều bất di dịch, luôn hợp thời hợp cảnh hợp tình. “Không ngừng đặt câu hỏi” là nhắc nhở gối đầu giường của tôi, từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ. Khi người bán hàng nhanh nhẩu “tin tôi đi hay tin đồng chí đó đi”, tôi thấy nhiều lý do để chạy và không nhìn lại.

…….

Không biết vì lúc này mưa nhiều hay vì trời đã sang thu, nên biển Long Hải vắng hẳn đi dù cuối tuần. Ngay cả những con chim, có lẽ vì vừa đọc bài “một quốc gia mỏi mệt” của tôi, nên cũng lười biếng và lơ đãng. Nhưng dù sao, tôi cũng vẫn yên bình trong góc nhỏ này của biển lớn. Đằng sau tôi, các bạn chuyên gia và doanh nhân cùng quan chức đang đăng đàn bàn luận về “giải pháp cứu bất động sản” và “hiện tượng bỏ đi của các nhà đầu tư FDI”. Các đề nghị đa dạng nhưng cốt lõi thì vần là “xin-và-cho”. Người xin và người cho đều rỗng túi.

Tôi nghĩ các con chim ngoài bãi cát thông minh hơn nhiều.

T/S Alan Phan, Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa

KIẾN TẠO THÀNH CÔNG

 Simon Sinek, tác giả của “Start With Why” đã lý giải cho câu hỏi “Tại sao có những công ty hay những cá nhân rất thành công?” bằng mô hình Golden Circle. Ông nói rằng, tất cả mọi người đều biết mình đang làm gì (What); một số người biết mình làm việc đó như thế nào (How), nhưng rất ít người biết vì sao họ phải làm những việc họ đang làm (Why). Và những người hiểu được vì sao họ làm một việc nào đó, sẽ là người thành công.

Khi nói đến “vì sao”, Simon không nói đến “lợi nhuận” hay “lương”, vì đó là kết quả của một hoạt động kinh doanh hay một công việc.  “Tại sao” ở đây có nghĩa là “mục đích sống”, là “niềm tin”, là “đam mê”. Chính niềm đam mê, niềm tin về những giá trị tốt đẹp sẽ thúc đẩy chúng ta hành động.

Golden Circle của Simon Sinek đã thuyết phục tôi về niềm tin và mục tiêu cuộc sống và công việc. Và tôi muốn chia sẻ với các bạn ba bước cơ bản để bạn có thể thành công trong nghề nghiệp.

Mục tiêu và Đam mê
Đầu tiên, bạn phải biết mình muốn gì. Và vì sao mình muốn điều đó.

Khi sống có mục tiêu, bạn sẽ nhìn thấy hướng đi cụ thể và sẽ có động lực để vượt qua trở ngại và khó khăn. Cộng với niềm đam mê, bạn sẽ cảm nhận được hết ý nghĩa của công việc cũng như hương vị của cuộc sống khi đạt được mục tiêu đặt ra.

Vậy làm thế nào để xác định được mục tiêu và đam mê? Bạn hãy trả lời những câu hỏi này:
1.    Tôi tin vào điều gì?
2.    Tôi muốn đem lại giá trị gì cho những người xung quanh tôi?
3.    Tôi thích làm những việc gì nhất? Vì sao?
4.    Những khoảnh khắc tôi cảm thấy hạnh phúc nhất và nhiều năng lượng nhất?

Trả lời được những câu hỏi này, bạn thấy rõ hơn mục tiêu của mình trong phát triển nghề nghiệp. Ví dụ, “Tôi tin rằng một nền giáo dục tốt là nền tảng và bệ phóng cho tài năng. Tôi muốn làm việc tại những tổ chức giáo dục quốc tế để giúp cho các bạn trẻ Việt Nam tiếp cận cơ hội học tập ở các nước có nền giáo dục phát triển nhất trên thế giới.”

Tính cách nổi trội và điểm mạnh
Bạn biết mình thích làm gì, bạn tin vào mục tiêu của mình, nhưng bạn có biết liệu mình có khả năng để thực hiện mục tiêu đó không?

Tương tự, bạn hãy trả lời những câu hỏi sau:
1.    Tính cách nổi trội của tôi là gì?
2.    Điểm mạnh của tôi là gì? Tôi có khả năng gì đặc biệt?
3.    Mọi người xung quanh nói tôi làm tốt việc gì?

Từ đây bạn có thể xác định những đặc tính nổi trội của mình. Bạn đã biết mục đích sống, niềm tin, ý nghĩa cuộc sống, xác định được đam mê, hiểu được tính cách và thế mạnh của mình, bạn phải lên kế hoạch thực hiện để đạt được mục tiêu.

Thực hiện mục tiêu
Brian Tracy nói “điều tạo nên sự khác biệt giữa một người thành công và một người bình thường chính là hành động.” Vậy bạn phải có một kế hoạch hành động để có thể thực hiện mục tiêu nghề nghiệp đã đặt ra.

Trước hết, vẽ ra một sơ đồ bao gồm: vị trí của bạn hiện tại, mục tiêu của bạn, và những cột mốc để đạt được mục tiêu:

Ví dụ: Tôi yêu thích công việc hỗ trợ cho mọi người, tôi sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp giúp mọi người giải quyết khó khăn. Tôi tin rằng khi giúp khách hàng giải quyết những vấn đề họ đang gặp phải, tôi góp phần giúp họ thành công hơn. Và tôi cảm thấy rất vui khi khách hàng hài lòng với dịch vụ của chúng tôi.

1.    Tôi biết rằng, một công việc dịch vụ khách hàng là một công việc lý tưởng với tôi.
2.    Mục tiêu của bạn: 1 vị trí dịch vụ khách hàng trong vòng 1 năm tới
3.    Vị trí hiện tại: nhân viên phòng hành chính
4.    Những điều tôi cần tìm hiểu và thực hiện:
–    Một công việc dịch vụ khách hàng đòi hỏi những gì?
–    Tôi đang có những kiến thức, kỹ năng gì? tôi cần bổ sung những kiến thức và kỹ năng nào trong vòng 6 tháng, 1 năm?
–    Tôi có thể tìm công việc dịch vụ khách hàng ở đâu?
–    Tôi phải chuẩn bị những gì để có thể tìm việc thành công?

Biết vì sao mình muốn đạt được một mục tiêu, xác định được công việc yêu thích và hiểu những điểm mạnh của mình, bạn đã đạt được một nửa thành công. Nửa thành công còn lại tùy thuộc vào bạn thực hiện kế hoạch của mình như thế nào.

Vietnamworks

Cách Rút Gọn Mệnh Đề Quan Hệ

1. That và which làm chủ ngữ của câu phụ

– Nó đứng đầu câu phụ, thay thế cho danh từ bất động vật đứng trước nó và làm chủ ngữ của câu phụ. Do đó nó không thể nào bỏ đi được.

Ex: We bought the stereo that had been advertised at a reduced price.

2. That và which làm tân ngữ của câu phụ
– Nó thay thế cho danh từ bất động vật đứng trước nó, mở đầu câu phụ nhưng làm tân ngữ. Do đó nó có thể bỏ đi được.

Ex: George is going to buy the house (that) we have been thinking of buying

3. Người ta dùng that chứ không dùng which khi:
– Đứng trước nó là một tính từ so sánh bậc nhất + danh từ

Ex: That is the best novel that has been written by this author.

– Khi đằng trước nó là một số các đại từ phiếm chỉ như all, some, any, anything, everything, much, little, nothing v.v..

Ex: I want to see all that he possesses.
Ex: All the apples that fall are eaten by pig.
4. Who làm chủ ngữ của câu phụ
– Nó thay thế cho danh từ chỉ người hoặc động vật ở trước nó, làm chủ ngữ của câu phụ. Do đó nó không thể bỏ đi được.

Ex: The man who is in this room is angry.

5. Whom làm tân ngữ của câu phụ.
– Nó thay thế cho danh từ chỉ người hoặc động vật ( động vật nuôi trong nhà được coi là có tính cách hoặc trong trường hợp muốn nhân cách hoá ở trước nó và làm tân ngữ của câu phụ, nó có thể bỏ đi được.

Ex: The men (whom) I don’t like are angry.

– Nếu whom làm tân ngữ của một ngữ động từ bao gồm 1 Verb + 1 giới từ thì lối viết chuẩn nhất là đưa giới từ đó lên trước whom.

Ex:The man to whom you have just talked is the chairman of the company.

– Tuy nhiên nếu whom là tân ngữ của một ngữ động từ bao gồm 1 động từ + 2 giới từ thì 2 giới từ đó vẫn phải đứng đằng sau động từ.

Ex: The man whom you are looking forward to is the chairman of the company.

– Không được dùng who thay cho whom trong văn viết dù nó được chấp nhận trong văn nói.
5. Mệnh đề phụ bắt buộc và không bắt buộc.

1. Mệnh đề phụ bắt buộc.

– Là loại mệnh đề bắt buộc phải có mặt ở trong câu, nếu bỏ đi câu sẽ mất ý nghĩa ban đầu.
– Nên dùng that làm chủ ngữ cho loại câu này mặc dù which vẫn được chấp nhận
– Câu phụ thường đứng xen vào giữa câu chính hoặc nối liền với câu chính và không tách rời khỏi nó bởi bất cứ dấu phảy nào.

Ex: Weeds that float to the surface should be removed before they decay.

2) Mệnh đề phụ không bắt buộc
– Là loại mệnh đề mang thông tin phụ trong câu, nếu bỏ nó đi câu không mất nghĩa ban đầu.
-Không được dùng that làm chủ ngữ mà phải dùng which, cho dù which có là tân ngữ của mệnh đề phụ cũng không được phép bỏ nó đi.
– Câu phụ thường đứng chen vào giữa câu chính và bắt buộc phải tách khỏi câu chính bằng 2 dấu phẩy.

Ex1: My car, which is very large, uses too much gasoline.

Ex2: This rum, which I bought in the Virgin Islands, is very smooth.

6. Tầm quan trọng của việc sử dụng dấu phẩy(,) đối với mệnh đề phụ

– Ở những mệnh đề phụ bắt buộc, khi không dùng dấu phẩy(,) tức là có sự giới hạn của mệnh đề phụ đối với danh từ đằng trước (trong tiếng Việt: chỉ có)

Ex: The travelers who knew about the flood took another road.
(Chỉ có các lữ khách nào mà biết về lũ lụt thì đi con dường khác)

Ex: The wine that was stored in the cellar was ruined.
(Chỉ có rượu vang để dưới hầm mới bị…)

– Đối với những mệnh đề phụ không bắt buộc, khi có dấu phẩy ngăn cách thì nó không xác định hoặc giới hạn danh từ đứng trước nó. (trong tiếng Việt: tất cả).

Ex: The travelers, who knew about the flood, took another road.
(Tất cả lữ khách…)

Ex: The wine, which was stored in the cellar, was ruined.
(Tất cả rượu vang…)

Note: Các nguyên tắc trên đây chỉ dùng trong văn viết, không dùng trong văn nói. Lỗi ngữ pháp của TOEFL không tính đến mệnh đề phụ bắt buộc nhưng sẽ trừ điểm nếu phạm phải lỗi mệnh đề phụ không bắt buộc.

7. Cách sử dụng All, Both, Some, Several, Most, Few + Of + Whom/ Which
– Tuyệt đối không được dùng đại từ nhân xưng tân ngữ: them, us trong trường hợp này.

Ex1: Their sons, both of whom (không được nói both of them) are working abroad, ring her up every week.

Ex2: The buses, most of which were full of passengers, began to pull out.

– What = the thing/ the things that có thể làm tân ngữ cho mệnh đề phụ cùng lúc làm chủ ngữ cho mệnh đề chính/ hoặc làm chủ ngữ của cả 2 mệnh đề chính, phụ.

Ex1: What we have expected is the result of the test.

Ex2: What happened to him yesterday might happen to us tomorrow

 

Cách rút gọn mệnh đề quan hệ.(phần 2)

Chúng ta cùng tiếp tục bài học về rút gọn mệnh đề quan hệ(who,which….) nhé.

8. Whose = của người mà, của con mà.
– Nó thay thế cho danh từ chỉ người hoặc động vật ở trước nó và chỉ sự sở hữu của người hoặc động vật đó đối với danh từ đi sau.

Ex: James, whose father is the president of the company, has received a promotion.

– Trong lối văn viết trang trọng nên dùng of which để thay thế cho danh từ bất động vật mặc dù whose vẫn được chấp nhận.

Ex: Savings account, of which (= whose) interest rate is quite hight, is very common now.

– Hoặc dùng with + noun/ noun phrase thay cho whose

Ex: The house whose walls were made of glass = The house with the glass walls.

9. Cách loại bỏ mệnh đề phụ
– Đối với những mệnh đề phụ bắt buộc người ta có thể loại bỏ đại từ quan hệ và động từ to be (cùng với các trợ động từ của nó trong một số trường hợp sau:

+ Trước một mệnh đề phụ mà cấu trúc động từ ở thời bị động.

Ex: This is the value (which was) obtained from the table areas under the normal curve.

+ Trước một mệnh đề phụ mà sau nó là một ngữ giới từ.

Ex: The beaker (that is) on the counter contains a solution.

+ Trước một cấu trúc động từ ở thể tiếp diễn.

Ex: The girl (who is) running down the street might be in trouble.

Note: Ngoài ra trong một số trường hợp khi đại từ quan hệ trong mệnh đề phụ bắt buộc gắn liền với chủ ngữ đứng trước nó và mệnh đề phụ ấy diễn đạt qui luật hoặc sự kiện diễn đạt theo tần số, người ta có thể bỏ đại từ quan hệ và động từ chính thay vào đó bằng một V-ing.

Ex:The travelers taking (= who take) this bus on a daily basis buy their ticket in booking.

– Trong những mệnh đề phụ không bắt buộc người ta cũng có thể loại bỏ đại từ quan hệ và động từ to be khi nó đứng trước một ngữ danh từ. Tuy nhiên phần ngữ danh từ còn lại vẫn phải đứng giữa 2 dấu phẩy.

Ex: Mr Jackson, (who is) a professor, is traveling in the Mideast this year.

– Loại bỏ đại từ quan hệ và động từ chính, thay vào đó bằng 1 V-ing khi mệnh đề phụ này đi bổ nghĩa cho một tân ngữ (lối viết này rất phổ biến).

Pham Ha

 

Bao giờ thanh niên Việt Nam tự tin nói tiếng Anh?

Ban chỉ đạo quốc gia về thực hiện đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân vừa tiến hành giao ban và đưa ra những đánh giá, rút kinh nghiệm bước đầu. Cụ thể, sau 5 năm (2008 – 2012) triển khai đề án này, ban chỉ đạo đã có nhiều hoạt động quan trọng như biên soạn, triển khai chương trình, sách giáo khoa mới tương thích với khung chuẩn châu Âu áp dụng cho đối tượng người lớn; xây dựng và ban hành khung chương trình tiếng Anh ở 3 cấp tiểu học, THCS, THPT thống nhất tương thích với các bậc trình độ ngoại ngữ quốc tế thông dụng…

Đặc biệt, chương trình đã tạo điều kiện cho hàng ngàn giáo viên dạy tiếng Anh của 3 cấp học đi bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng dạy tiếng Anh và hướng tới chuẩn châu Âu.

Theo đánh giá của ban chỉ đạo, khác với các đề án, dự án khác, đề án ngoại ngữ quốc gia áp dụng chuẩn đánh giá kết quả đầu ra cho giáo viên, học sinh, sinh viên theo khung chuẩn năng lực ngoại ngữ châu Âu. Không những thế, việc triển khai đề án này cũng chấm dứt tình trạng thi, kiểm tra đánh giá trình độ ngoại ngữ mỗi nơi một kiểu như trước đây.

Có thể nói những kết quả ban đầu này đã đặt nền tảng cho việc triển khai những hoạt động tiếp theo của đề án. Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, mục tiêu đề án hướng đến năm 2015 phải tạo được bước tiến rõ rệt về trình độ năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên và phấn đấu đến năm 2020, đa số thanh niên VN tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa, biến ngoại ngữ thành thế mạnh của người dân VN.

Có thể nói tâm huyết của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thể hiện mong muốn sâu xa là thế hệ trẻ phải chuẩn bị hành trang kiến thức, kỹ năng cần thiết để có thể trở thành công dân toàn cầu, có thể làm việc trong môi trường hội nhập quốc tế đa văn hóa, đa ngoại ngữ. Thế nhưng, cố gắng, dù đã nêu quyết tâm từ nhiều năm qua nhưng nhìn lại tỷ lệ sinh viên – nguồn nhân lực chất lượng cao sau khi tốt nghiệp có được bao nhiêu phần trăm đủ năng lực ngoại ngữ và tự tin sử dụng, giao tiếp? Khảo sát thực tế và theo đánh giá của một số giảng viên dạy tiếng Anh ở các trường cao đẳng, đại học thì chỉ khoảng 30% – 40% sinh viên sau tốt nghiệp đạt chuẩn châu Âu – có bằng TOIEC 400 – 450 điểm.

Thế nhưng, ngay cả khi có bằng chuẩn về trình độ giao tiếp bằng tiếng Anh thì cũng chỉ chiếm khoảng 40% – 50% đủ khả năng, sự tự tin trong sử dụng tiếng Anh. Số còn lại dù đã theo học tiếng Anh từ phổ thông lên đến hết hệ cao đẳng, đại học cũng chỉ đọc hiểu trên sách, tài liệu chứ không thể giao tiếp lưu loát bằng tiếng Anh. Vì thiếu “chìa khóa” tiếng Anh nên việc sinh viên tự học, tự tìm kiếm tài liệu tiếng Anh qua mạng gặp nhiều khó khăn. Vì thiếu hành trang tiếng Anh, lao động Việt Nam không thể hội nhập với môi trường làm việc quốc tế và không được tuyển dụng vào những ngành nghề có thu nhập cao ở nước ngoài…

Để xóa mù tiếng Anh đúng nghĩa và chuẩn bị nguồn nhân lực có trình độ cao đủ tự tin trong giao tiếp tiếng Anh, có thể lao động, làm việc trong môi trường hội nhập, rất cần sự đột phá hơn nữa trong dạy và học tiếng Anh từ trường phổ thông đến hệ thống dạy nghề, cao đẳng, đại học. Một khi việc đầu tư dạy và học tiếng Anh chưa đúng và chưa đủ thì ước mong một ngày nào đó thanh niên Việt Nam có thể tự tin giao tiếp bằng ngoại ngữ còn xa vời…

Khánh Hà

Cẩm Nang Phỏng Vấn

Để không “bí” khi trả lời phỏng vấn xin việc làm

 

Nhiều người tỏ ra rất e dè khi bước vào vòng phỏng vấn trực tiếp. Và thế là họ bị nhà tuyển dụng bắt bí liên tục bởi những câu hỏi tới tấp.

Xin giới thiệu với  bạn những câu hỏi cơ bản mà hầu như trong cuộcphỏng vấn trực tiếp nào nhà tuyển dụng cũng đưa ra để bạn biết cách mà “bài binh bố trận”.

1. Bạn hãy giới thiệu về bản thân mình

Đây là câu hỏi kinh điển và cực kỳ quen thuộc. Câu hỏi này thường mở đầu cho cuộc phỏng vấn. Hãy nắm ngay cơ hội này để giới thiệu về những khả năng, thói quen tốt trong nghề nghiệp của bạn… Hãy tập trung hướng câu nói của bạn vào công việc và những việc liên quan đến nghề nghiệp. Đừng làm mất thời gian của nhà tuyển dụng bằng cách dài dòng “tôi năm nay X tuổi, sinh ra tại tỉnh Y, tốt nghiệp trường đại học Z…”. Những thông tin này đã có trong C.V của bạn.

2. Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ? (Tại sao bạn muốn bỏ công việc hiện tại?)

Hãy cẩn thận. Đừng xem đây là cơ hội để kể tội sếp cũ. Và cũng đừng trả lời đại loại “Tôi cần một công việc nhiều tiền hơn”. Câu trả lời lý tưởng trong trường hợp này là: “Tôi muốn tìm kiếm thêm cơ hội phát triển nghề nghiệp của mình”.

3. Điểm mạnh của bạn là gì?

Hãy chỉ ra những điểm tích cực của bạn có liên quan đến công việc bạn muốn xin vào. Đó có thể là những điểm tốt thuộc về chuyên môn hoặc tính cách.

4. Điểm yếu của bạn là gì?

Mỗi người đều có điểm yếu. Vì thế, đừng dành quá nhiều thời gian để nói về điểm yếu của mình, nhất là những điểm yếu có liên quan đến công việc. Tốt nhất là bạn nên nói về 1 hoặc 2 điểm yếu vô hại với công việc. Kiểu như “Tôi có tính hơi quá cẩn thận. Làm việc gì cũng phải chi li, kỹ lưỡng”. Với mỗi điểm yếu mà bạn kể ra, hãy cho nhà tuyển dụng thấy luôn là bạn đã có sẵn điểm mạnh để khắc phục điểm yếu đó. Kiểu như là: “Tính tôi quá cẩn thận. Vì thế, tôi làm việc hơi chậm. Nhưng bù lại, tôi rất nhiệt tình làm thêm giờ, và chăm chỉ”.

5. Bạn biết gì về công ty của chúng tôi?

Để trả lời câu hỏi này, không còn cách nào khác là bạn phải tìm hiểu kỹ lưỡng về công ty trước khi đi phỏng vấn.

6. Tại sao bạn muốn làm việc ở đây?

Cũng giống như ý trên, bạn phải tìm hiểu kỹ về công ty và đưa ra những lý do cụ thể và thuyết phục. Tránh đưa ra những câu trả lời chung chung kiểu “Vì tôi biết công ty của quý vị là một công ty lớn”. Hãy giải thích cụ thể vì sao bạn muốn làm việc cho một công ty lớn: vì bạn muốn được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, vì bạn muốn được nâng cao chuyên môn, vì bạn muốn được thử sức mình với những dự án lớn ở một công ty lớn…

7. Tại sao chúng tôi nên nhận bạn vào vị trí tuyển dụng?

Nêu rõ những đặc điểm tích cực của bạn phù hợp với vị trí này (chuyên môn, tính cách, thái độ…) và những kinh nghiệm quý báu mà bạn từng có thông qua công việc cũ. Đừng quên dẫn thêm lời khen ngợi của sếp cũ dành cho bạn (nếu có).

8. Trong công việc cũ, bạn đã từng có thành tích gì?

Hãy nói về 2-3 dự án thành công mà bạn từng đảm nhận. Bạn có thể nói cụ thể luôn là thông qua những dự án thành công ấy mà bạn đã được thưởng hoặc tăng lương như thế nào. Chú ý: bạn nên chọn những dự án thành công về chất lượng hơn là nói về những dự án mà bạn đã kiếm được kha khá tiền thưởng.

9. Điều gì là động lực giúp bạn hăng say làm việc?

Lẽ thường, bạn sẽ nghĩ đến tiền thưởng, tăng lương, các quyền lợi khác mà công ty dành cho bạn… sẽ thúc đẩy bạn cố gắng làm việc. Tuy nhiên, hãy nói về thành quả đạt được trong công việc và niềm vui của bạn khi vượt qua một thử thách. Đó mới chính là động lực… trong sáng để giúp bạn tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng.

10. Bạn thích làm việc trong môi trường nào nhất?

Bạn đang muốn xin vào vị trí nào, hãy hướng câu trả lời đến những điều kiện làm việc liên quan đến vị trí đó. Ví dụ: Nếu vị trí tuyển dụng thiên về nghiên cứu và làm việc một mình, hãy trả lời rằng bạn hoàn toàn có thể làm việc theo nhóm, nhưng bạn thích làm việc độc lập hơn. Còn nếu vị trí bạn mong muốn được nhận vào là thường xuyên đảm nhận và hoàn thành những dự án, hãy khảng khái khẳng định rằng bạn thích làm việc tập thể, và thế mạnh của bạn là có tinh thần cộng tác rất cao.

11. Tại sao bạn lại muốn công việc này?

Câu trả lời phải cụ thể dựa vào những tiêu chí tuyển dụng của công việc. Tránh đưa ra câu trả lời nguy hiểm kiểu “Tôi đang cần mộtviệc làm“. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn thấy được những khó khăn và thuận lợi của công việc này, và bạn thích khám phá chính mình thông qua những thử thách ấy.

12. Khi bị stress vì công việc, làm thế nào để bạn có thể vượt qua những áp lực này?

Tập luyện thể thao, đọc sách, xem truyện cười, vui chơi cùng bạn bè, xách xe vi vu đâu có một lúc rồi quay về công việc… được xem là câu trả lời khôn ngoan. Tuy nhiên, bạn cần biết rằng thực ra, nhà tuyển dụng có thể biết được cách bạn sẽ xử lý stress thế nào vì trong buổi phỏng vấn, ít nhiều bạn đã bị stress với những câu hỏi của nhà tuyển dụng. Vì thế, cách tốt nhất khi trả lời phỏng vấn là hãy bình tĩnh, trả lời rành rọt, cẩn thận. Không nên để nhà tuyển dụng thấy được bạn “toát mồ hôi hột” vì những câu hỏi hóc búa của họ.

13. Thử hình dung 5 (10) năm nữa, bạn đang ở đâu nhỉ?

Hãy giải thích cho nhà tuyển dụng thấy rằng vị trí mà bạn đang dự tuyển nằm trong kế hoạch thăng tiến nghề nghiệp của bạn trong tương lai. Nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy hứng thú hơn nếu họ biết được rằng trong quá trình phấn đấu để đạt được những mục tiêu ấy, bạn cũng đóng góp kha khá vào lợi ích chung của công ty. Một vị trí cao hơn hoàn toàn có thể là mục tiêu phấn đấu của bạn trong tương lai.

Nguồn: Cẩm nang việc làm sưu tầm

Đề Án Ngoại Ngữ

(Dân trí) – “Sau 2015 khi điều kiện chuẩn bị đã tương đối đầy đủ thì vấn đề tăng tốc về chất lượng, về mở rộng đề án, có thể cơ bản sẽ đạt được mục tiêu đề án đề ra” – Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển chia sẻ với báo chí.

Đề án ngoại ngữ Quốc gia được Chính phủ Phê duyệt từ cuối năm 2008 nhưng vì nhiều lý do khách quan nên thực tế đến năm 2010 mới bắt đầu khởi động. Tuy nhiên sau hơn một năm triển khai, ngày 29/11, Bộ GD-ĐT lại tiếp tục tổ chức hội thảo giới thiệu đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 với các đại sứ quán và các tổ chức quốc tế tại Việt Nam. Vậy mục đích của việc làm này là gì? Liệu lộ trình đề án có hoàn thành đúng yêu câu. Dân trí đã có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển xung quanh về nhưng vấn đề này.

Thưa Thứ trưởng, sau hơn một năm triển khai chính thức chúng ta lại tổ chức hội thảo giới thiệu đề án với đại sứ quán và các tổ chức quốc tế. Vậy mục đích của việc làm này là gì?
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển:Trong quá trình triển khai đề án, chúng ta đã tham khảo nhiều kinh nghiệm về xây dựng chương trình, bồi dưỡng giáo viên, viết SGK, tài liệu…Chúng ta tranh thủ được nhiều sự hỗ trợ của các Đại sứ quán như Đại sứ quán Nhật, Mỹ, Hội đồng Anh và nhiều đơn vị khác. Thông qua hội thảo này chúng ta sẽ giúp họ hiểu đề án ngoại ngữ của mình hơn và mong muốn tiếp tục thu hút được sự quan tâm giúp đỡ của các đại sứ quán, các tổ chức quốc tế đối với việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Thưa Thứ trưởng, hiện nay phần lớn HS, SV đều đăng ký học Tiếng Anh nhưng trong cuộc hội thảo này chúng ta đã trình bày tất cả các môn Ngoại Ngữ đang dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân. Việc triển khai đồng bộ nhiều ngoại ngữ khác trong đề án thì liệu có quá sức?

Thực tế có nhiều quốc gia, nhiều đại sứ quán băn khoăn là tại sao chỉ triển khai đề án Tiếng Anh. Nhưng thực tế không phải như vậy, các tiếng khác được được tiếp tục dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam như tiếng Nhật, Nga, Trung, Đức, Pháp cũng được triển khai trong đề án này.

Việc triển khai đồng thời dạy và học nhiều môn ngoại ngữ trong các trường là một chủ trương lâu dài của ngành giáo dục Việt Nam. Nó được thực hiện trên cơ sở trước hết là nguyện vọng học ngoại ngữ nào của người dân. Điều này phụ thuộc vào mức độ phổ biến của các ngôn ngữ được sử dụng trên thế giới. Trên cơ sở này, chúng ta sẽ triển khai để đáp ứng nhu cầu. Vậy thì đề án đặt ra là không quá sức

Theo như báo cáo thì lộ trình thực hiện đã kết thúc pha I (giai đoạn 2008-2010). Vậy với việc khởi động chậm thì tính đến thời điểm hiện tại chúng ta đã thực hiện được những gì so với yêu cầu của lộ trình?

Chúng ta xây dựng được đề án tại các địa phương, bắt đầu khảo sát đội ngũ giáo viên giảng dạy tiếng Anh và ngoại ngữ khác. Từ đó xây dựng kế hoạch nâng cao năng lực ngoại ngữ cũng như nâng cao khả năng phương pháp dạy tiếng Anh tại các trường tiểu học.

Hiện đã có 3.000 giáo viên đã được tập trung để học tập nâng cao trình độ về ngôn ngữ và năng lực quản lý. Trên cơ sở đó, chúng ta đã xây dựng được chương trình dạy tiếng Anh trong trường tiểu học và THCS theo quan điểm coi trọng chất lượng đầu ra của học sinh (HS), trình độ ngoại ngữ của HS lấy khung tham chiếu của châu âu làm chuẩn. Trên cơ sở đó chúng ta đã biên soạn tiếp SGK để dạy lớp 3, lớp 4 và hiện đang biên soạn SGK cấp THCS.

Hiện nay để đảm bảo việc dạy thí điểm mở rộng sang lớp 4, Bộ GD-ĐT đã hạ chuẩn GV tham gia đề án xuống nhưng dường như nguồn tuyển cũng còn rất hạn chế. Thứ trưởng đánh giá như thế nào về thực trạng này?

Thực ra khi đề án được phê duyệt, lộ trình, quy mô triển khai lớn hơn. Nhưng khi bắt đầu triển khai thì chúng ta thấy rằng năng lực của GV còn hạn chế rất nhiều. Trong khi đó GV lại quyết định đến chất lượng dạy học.

Trước thực trạng này, Bộ GD-ĐT phải quyết định điều chỉnh chủ trương, tiến độ thực hiện đề án này nhưng vẫn theo phương châm coi trọng chất lượng. Đây cũng là một kinh nghiệm của thế giới. Quan điểm của Bộ là nơi nào có đủ điều kiện thì mới triển khai đề án. Nơi nào chưa có thì tích cực chuẩn bị.

Cụ thể đối với tiểu học khi triển khai đề án ngoại ngữ thì điều kiện đầu tiên là HS phải được học 2 buổi/ngày và GV phải đạt ít nhất từ trình độ B1 trở lên. Theo đề án thì khi GV tốt nghiệp hệ CĐ chuyên ngữ phải có trình độ năng lực mức độ 4 (B2). Cho nên Bộ có yêu cầu GV của mình tối thiểu đạt trình độ B1 nhưng cố gắng sau 1 năm đã dạy rồi thì cùng với năm đó vừa dạy vừa học để đạt được trình độ theo yêu cầu của đề án.

Hiện nay chúng ta không có nguồn sẵn GV ngoại ngữ tiểu học. Chúng ta có nhiều nguồn GV khác nhau. Ngoài việc yếu ngôn ngữ, họ còn chưa có phương pháp dạy học. Do vậy, ngoài bồi dưỡng chuyên môn còn phải bồi dưỡng về phương pháp dạy học.

Giai đoạn 2011-2015 sẽ là lộ trình để thực pha 2 của đề án. Theo đánh giá của Thứ trưởng thì khó khăn lớn nhất khi thực hiện pha 2 là gì?

Khó khăn lớn nhất của chúng ta hiện nay là thiếu đội ngũ GV có chất lượng. Bên cạnh đó chúng ta có thói quen dạy ngoại ngữ coi trọng về mặt ngữ pháp. Trong khi đó theo đề án thì chúng ta phải thực hiện cả 4 kỹ năng là nghe, nói, đọc, viết. Tất nhiên với HS tiểu học thì đầu tiên là kỹ năng nghe-nói dần dần mình sẽ cân bằng các kỹ năng khác.

Ngoài ra còn có khó khăn về thiết bị dạy học, cơ sở vật chất. Như chúng ta đã biết, HS tiểu học của mình bây giờ chưa phải tất cả được học 2 buổi/ngày.  Tuy nhiên trước mắt chúng ta sẽ tập trung giải quyết khó khăn trong giai đoạn đầu, từ nay đến 2015. Sau 2015 khi điều kiện chuẩn bị đã tương đối đầy đủ thì vấn đề tăng tốc về chất lượng, về mở rộng đề án, có thể cơ bản sẽ đạt được mục tiêu đề án đề ra. Nếu cần thiết, chúng ta sẽ điều chỉnh.

Có một thực tế là hiện nay nhiều địa phương còn thiếu GV ngoại ngữ nhưng vẫn còn lúng túng trong khâu tuyển dụng những đối tượng này vào biên chế. Quan điểm của Thứ trưởng vế vấn đề này như thế nào?

Tôi phải nói như thế này, hiện nay chúng ta chỉ thiếu ở tiểu học, các cấp trên có thiếu nhưng là năng lực, phương pháp. Biên chế do các địa phương giải quyết. Khi HS tiểu học đã học 2 buổi/ngày mức biên chế đã rộng hơn, ví dụ nơi nào học một buổi mức quy định là 1,2 GV/lớp, 2 buổi là 1,5 GV/buổi. Các địa phương trong quá trình triển khai đề án sẽ tuyển dụng dần.

Bây giờ đã có chuẩn về năng lực rồi, người được tuyển phải đạt được chuẩn đó. Còn đã trót vào mà chưa đạt chuẩn thì phải cố gắng để đạt chuẩn. Có giáo viên đến đâu mình sẽ tuyển tới đó. Điều kiện học tiếng Anh chưa bao giờ dễ như hiện nay. Ngoài học trực tiếp, phần mềm, trên mạng. Bộ xây dựng 8 trung tâm dạy ngoại ngữ cho 8 vùng là những trường ĐH. Và cùng với đó là các trường CĐ cũng tham gia. Quan trọng là GV phải tự học. Những lớp bồi dưỡng chỉ giúp tập trung các GV trong 1-2 tuần để dạy học biết cách tự học. Bộ đang xây dựng trang web chung, miễn phí để GV có thể vào đó tự học.

Xin cảm ơn Thứ trưởng!
Nguyễn Hùng

FIXTURE NOTE

FIXTURE NOTE

IT IS THIS DAY MUTUALLY CONFIRMED BY BETWEEN ……………. AGENCY CO.,LTD AS CHARTERERS AND………………………………………AS OWNERS THE UNDERSIGNED FIXTURE OF CHARTER OF THE FOLLOWING TERMS AND CONDITIONS
1. CHARTERERS : 

2. CARRIERS : 

3. NAME OF VESSEL: SEA STAR
FLAG: VIETNAM
M.V NAME: SEA STAR
FLAG: VIETNAM
TYPE: GENERAL CARGO CLASSIFICATION: VR093350
BUILT: 2010 – VIETNAM CALL SIGN: 3 W B NS
REGISTER NO.: VN-3096-VT PORT OF REGISTER: HAIPHONG, VIETNAM
IMO NUMBER: 9552680 NAVIGATION AREA: VRH
DEAD WEIGHT: 4,880.40 DWT GROSS TONNAGE: 2,803 GT
DWCC: 4750 DWT NET TONNAGE: 1,698 NT
SPEED: 11 KNOTS CRANE: NIL
LOA: 92.05 M BREATH: 15.02 M
DEPTH: 7.50 M DRAFT: 6.00 M
CAPACITY: 6041 CBM (GRAIN)
MAIN ENGINE : 1765 KW
P & I : WOE INSURED BY BIC
4. CGO & QTTY: 3,000 MT TAPIOCA CHIP IN BULK 10% MOLCO, UP TO FULL VSL CAPACITY AT CHOPT
5. LOADING PORT : 1SBP HO CHI MINH CITY PORT, VIETNAM
6. DISCHARGING PORT : 1SBP BEIHAI, CHINA.
7. LYCN : 12TH – 15TH JAN 2011.
8. LOADING/DISCHARGING RATE : 1000PWWD SHINC / 1000MT PWWD SHINC 
9. DEM/DES : 1500/ NO DES PDPR AT BENDS .DEM/ TB SETTLED W/I 7 DAYS AFTER COMPLETION OF DISCHARGING AGAINST DOCS SUPPORT.
10. FREIGHT RATE : USD 18.0 PMT ON FIOST BSS 1/1.
EXCHANGE RATE TO BE COUNT AS PER SELL – BUY – TRANSFER EXCHANGE RATE OF VIETCOMBANK AT TIME OF PAYMENT.
11. PAYMENT : FULL FREIGHT LESS COMM TO BE PAID TO OWNERS NOMINATED BANK ACCOUNT W/I 3 BANKING DAYS AFTER COMPLETION OF LOADING AND SIGN/RELEASE ORIGINAL BILL (S) OF LADING AGAINST BANK SLIP, BUT ALWAYS BEFORE COMMENCE OF DISCHARGING.OCEAN FRT IS TO BE DEEMED AS EARNED, AND DISCOUNTLESS AND NON-REFUNDABLE WHETHER SHIP A/O CGO LOST OR NOT LOST.
12. AGENT : OWR’S AGENT AT BENDS.
13. OWNS/MASTER/AGENT TO INFORM CHTRS/SHIPPER/CONSIGNEES 5/4/3/2/1 DAYS BEFORE ETA NOTICE. AT DISCHG PORT OWNS/AGENT TO INFORM CHTRS DAILY DISCHG REPORT.
14. N.O.R TO BE TENDERED UPON VESSEL ARRIVED PILOT STATION WIBON.WCCON.WIFBON.WIPON. LAYTIME SHALL COMMENCE AT 1 P.M. IF N.O.R IS GIVEN BEFORE NOON, AND 8 A.M.IF N.O.R IS GIVEN DURING OFFICE HOURS AFTERNOON.
15. DUNNAGE/SEPERATION IS NOT NECESSARY AS PER PRACTICE OF LOADING TAPIOCA CARGO. HOWEVER IF CHTRS REQUIRED, SAME BE FOR CHARTERERS ACCOUNT.
16. LIGHTERAGE/LIGHTENING/SHIFTING AT BENDS IF ANY TO BE FOR CHARTERERS ACCOUNT AND ARRANGEMENT.
17. VSL IS GLESS. LOADING & DISCHARGING BY SHORE CRANE TO BE FOR CHARTERERS ACCT & ARRAGEMENT.
18. OAP IF ANY OWNER’S ACCT.
19/ ANY TAXES/DUES ON CARGO TO BE FOR CHARTERERS ACCOUNT. SAME ON VSL/FREIGHT/CREW TBF OWNERS ACCOUNT.
20. QUANTITY OF CARGO TO BE DECLARED ON M/R AND B/L TO BE DETERMINATED BY DRAFT SURVEY AT LOAD PORTS, 
21. DRAFT SURVEY TO BE FOR CHTR ACCT BENDS. AND TIME NOT TB COUNTED AS LAYTIME
22. VSL’S HOLDS MUST BE CLEANED/DRIED AND PASSED SURVEY BEFORE LOADING. VSL’S HOLDS MUST BE CLEAN AND SUITABLE FOR LOADING TAPIOCA CHIPS IN BULK WITH PROPER VENTILATION. TIME FOR INSPECTION OF HOLD’S CLEANLINESS NOT TO COUNT AS LAYTIME. IF VSL’S CAN NOT PASS INSPECTION OF CLEANLINESS BY INSPECTOR, TIME FOR CLEANING VSL’S HOLDS UNTIL IT IS PASSED BY INSPECTOR NOT TO COUNT AS LAYTIME
23. CARGO FUMIGATION TO BE FOR CHARTERERS ACCOUNT. OWNER TO ALLOW FREE TIME OF FUMIGATION 24 HRS FOR LOADING PORT. IF REQUESTED AT DISC PORT, OWNERS TO ALLOW MAX 12 HRS FREE BUT THE FUMIGATION COST AT CHTRS A/C.
24. CARGO TO BE RELEASE TO CONISGNEE AGAINST ORIGINAL B/L OR BANK GUARANTEE. INCASE OF OB/L NOT AVAILBLE AT DISPORT ON VSL ARRIVAL AND CONISGNEE CAN NOT ARRANGE BANK GURANTEE IN TIME, CARGO CAN BE DISCHARGED TO PORT WAREHOUSE UNDER OWNER/OWNER’S AGENT CUSTODY (UNLESS AGENT AGREE TO DO SO WITH THEIR GUARANTEE ) AGAINST CHTRS OR CONSIGNEE SINGLE LOI IN OWNER P&I WORDING AT CHTRS’S ACCEPTANCE.
25. ARBITRITION IN VIET NAM AND VIET NAM LAW TO APPLY.
26. COM : 1,25 TTL 
27. OTHER TERMS AND CONDITIONS AS PER GENCON C/P 1994
28. OWNER GUARANTEES VSL TO SAIL DIRECTLY FROM LOADPORT TO DISPORT RIGHT AFTER COMPLETION OF LOADING AND WITHOUT CALLING AT ANY PORT EXCEPT FOR EMERGENCY OR BUNKERING FUTHERMORE, OWNER GUARANTEES VESSEL’S LEGAL TERMS AND OWNERSHIP SHALL NOT BE CHANGED OR MORTAGED DURING THE VOYAGE FROM L/PORT IN VIETNAM TO D/PORT IN CHINA AND MUST REMAIN SO UNTIL COMPLETION OF DISCHARGING.
29. OWNER GUARANTEES PERFORMING VSL SHALL BE FULLY INSURED P&I HULL AND MACHINERY AND TO COMPLY WITH CLASSIFICATION CLAUSE AND A MEMBER OF APPROVED P&I ASSOCIATION,LLOYD’S 100+A1 OR EQUIVALENT. ALL DOCUMENTS OF P&I / HULL& MACHINERY INSURANCE CERTIFICATES, SMC AND DOC CERTIFICATES, ETC. ARE REQUIRED TO FAX/EMAIL TO CHTR AND THIER INSURER BUT THIS ACCEPTANCE DOES NOT MEAN TO RELEASE THE VSL FROM ITS RESPONSIBILITY IN CASE OF LOSSES AND DAMAGES OF CARGO.

FOR THE CHARTER FOR THE CARRIER

 

Phương thức gửi hàng lẻ

 

Phương thức gửi hàng lẻ được sử dụng khi người gửi hàng không đủ lượng hàng để xếp đầy một container.

Quy trình

– Người gom hàng đóng nhiều lô hàng lẻ của các chủ hàng khác nhau vào cùng một container bằng chi phí của mình.
– Người vận chuyển xếp container lên tàu.
– Tại cảng đến, đại lý giao nhận nhận container được dỡ từ tàu xuống, vận chuyển về trạm làm hàng lẻ để rút hàng.
– Các lô hàng được tách ra riêng biệt và giao cho người nhận
( người NK)

Trách nhiệm của các bên:

* Người gửi hàng:
– Vận chuyển hàng từ kho hay nơi chứa hàng của mình đến trạm làm hàng lẻ của cảng gửi giao cho người gom hàng và phải chịu chi phí vận chuyển này.
– Chuyển các chứng từ cần thiết liên quan đến thương mại, vận tải, thủ tục xuất khẩu cho người gom hàng.
– Nhận vận đơn và trả cước hàng lẻ.

* Người nhận hàng:
– Xin giấy phép nhập khẩu và làm thủ tục hải quan cho lô hàng.
– Xuất trình vận đơn hợp lệ cho người nhận hàng.
– Nhanh chóng nhận hàng tại trạm CFS.

* Người vận chuyển hàng lẻ:
Có thể là người vận chuyển thực sự ( effective carrier) tức hãng tàu hoặc có thể là người thầu vận chuyển hàng lẻ nhưng lại không có tàu ( NVOCC: Non Vessel Operating Common Carrier).
Người vận chuyển thực sự ( hãng tàu) vận chuyển hàng lẻ với tư cách người gom hàng, ký phát vận đơn thực ( Master B/L) cho người gửi hàng, xếp hàng lên tàu, chuyên chở đến cảng đích và dỡ hàng xuống cảng, giao hàng cho người nhận tại trạm CFS cảng đến.
Người thầu vận chuyển hàng lẻ ( NVOCC) thường do công ty giao nhận đảm trách với tư cách người gom hàng, là người chuyên chở theo hợp đồng vận chuyển ( Contracting Carrier) chứ không phải là đại lý ( agent).
Người thầu vận chuyển hàng lẻ chịu trách nhiệm suốt quá trình vận chuyển hàng từ khi nhận hàng tại cảng gửi đến khi giao trả hàng xong tại cảng đích. Vận đơn họ ký phát cho người gửi hàng có thể là vận đơn tập thể ( House Bill of Lading) hoặc vận đơn do Hiệp hội những người giao nhận quốc tế soạn thảo ( FIATA Bill of Lading) nếu họ là thành viên của hội này.

Theo Nghiệp vụ vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương (Dương Hữu Hạnh)

 

Phương thức gửi hàng đầy container

Phương thức gửi hàng đầy container được sử dụng khi người gửi hàng có lượng hàng đủ chứa đầy một hay nhiều container hoặc hàng hoá có tính chất đòi hỏi phải chứa trong một container, nên thuê cả một hay nhiều container để gửi hàng.

Quy trình

– Chủ hàng đóng hàng vào container tại kho riêng hoặc tại bãi. Sau khi làm thủ tục hải quan kiểm hoá, container được niêm phong kẹp chì.
– Chủ hàng hay công ty giao nhận vận chuyển container đến bãi chứa container (C/Y) để chờ xếp lên tàu.
– Tại cảng đến, người vận tải sắp xếp và chịu chi phí vận chuyển container vào bãi chứa của mình.
– Từ bãi chứa container, người nhận hàng hoặc công ty giao nhận sắp xếp và làm thủ tục hải quan, vận chuyển về kho riêng và rút hàng

Trách nhiệm của các bên:

* Người gửi hàng( Shipper)
– Vận tải hàng từ kho hay nơi chứa hàng trong nước đến bãi chứa container của cảng gửi hàng.
– Ðóng hàng vào container, kể cả chất xếp và chèn lót.
– Ghi ký mã hiệu ( markings) và dấu hiệu chuyên chở.
– Niêm phong và cặp chì container theo quy chế xuất khẩu và làm thủ tục hải quan.
– Chịu mọi chi phí liên quan.
Việc đóng hàng vào container có thể thực hiện tại bãi chứa container hoặc tại kho riêng của người gửi hàng nếu có yêu cầu, nhưng người gửi hàng phải đảm bảo an toàn và chịu chi phí điều vận container đi và về bãi chứa.
* Người nhận hàng ( Consignee)
– Xin giấy phép nhập khẩu và làm thủ tục hải quan cho lô hàng.
– Xuất trình B/L hợp lệ cho người vận chuyển để nhận hàng.
– Rút hàng tại bãi chứa hoặc tại kho của mình để hoàn trả container rỗng cho người chuyên chở kịp thời, tránh bị phạt.
* Người vận chuyển ( Carrier)
– Chăm sóc, giữ gìn, bảo quản hàng xếp trong container kể từ khi nhận từ người gửi tại bãi chứa của cảng gửi cho đến khi giao trả hàng cho người nhận tại bãi chứa ở cảng đến.
– Xếp hàng từ bãi chứa ở cảng gửi lên tàu kể cả việc xếp hàng trên tàu.
– Dỡ hàng từ tàu xuống bãi chứa ở cảng đến.
– Giao hàng cho người nhận có vận đơn hợp pháp.
– Chịu mọi chi phí xếp dỡ container lên xuống tàu.

Theo Nghiệp vụ vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương (Dương Hữu Hạnh)

 

 

Các loại hợp đồng thuê container

Hợp đồng thuê chuyến ( Trip Leasing)
Hợp đồng thuê tàu chuyến được sử dụng khi người thuê có nhu cầu sử dụng ngay container. Giá tiền thuê chuyến được tính theo đơn vị container/ngày hoặc container/tháng, biến động theo thị trường và thường cao hơn giá cho thuê ở các loại hợp đồng khác.

Nói chung, người cho thuê container không thích cách cho thuê này vì nó có tính tạm thời, thiếu ổn định và nếu không có các biện pháp hữu hiệu sẽ có thể dẫn đến sự đảo lộn kế hoạch bố trí khai thác, tạo ra sự tồn đọng container ở một địa điểm nào đó.

Hợp đồng không thuê quy định số lượng container bắt buộc (Rate agreement)
Hợp đồng này chủ yếu quy định giá tiền thuê container không thay đổi trong suốt thời gian hiệu lực của hợp đồng, bất kể container nằm ở địa điểm nào miễn là thuộc phạm vi quản lý quy định của người cho thuê.
Hợp đồng không quy định số lượng container bắt buộc hai bên phải thực hiện. Người thuê tuỳ theo nhu cầu từng chuyến mà đề nghị số lượng và người cho thuê tuỳ theo khả năng của mình vào lúc ấy mà đáp ứng. Hợp đồng quy định địa điểm hoàn trả container, số lượng hoàn trả trong mỗi tháng và phí hoàn trả container ( nếu có).

Hợp đồng cho thuê có quy định số lượng container tối thiểu bắt buộc ( Master lease)
Hợp đồng này quy định người thuê sử dụng một số lượng container tối thiểu trong suốt thời gian hiệu lực của hợp đồng và phải trả đủ số tiền thuê quy định, mặc dù có khi người thuê không sử dụng hết. Mặt khác, người thuê có thể thuê vượt quá số lượng quy định nếu có nhu cầu.
Hợp đồng còn quy định điều kiện hoán đổi, có nghĩa là trong thời gian thuê, người thuê có quyền hoàn trả một số lượng container ở nơi này và nhận một số lượng tương ứng trong khu vực mà hai bên thoả thuận.
Cách thuê này có lợi cho người thuê vì nó cho phép người thuê điều chỉnh số lượng container khớp với nhu cầu thực tế nhưng lại đòi hỏi người cho thuê phải bố trí mạng lưới container rộng khắp và do đó chi phí quản lý hành chính sẽ tăng lên.

Hợp đồng thuê dài hạn ( Long term lease)
Hợp đồng này quy định người thuê sử dụng một số lượng container trong suốt thời gian thuê mà không có sự hoán đổi và chỉ hoàn trả container khi hết hạn hợp đồng. Nếu người thuê vi phạm sẽ phải nộp tiền phạt. Các công ty vận chuyển container thường sử dụng cách này.
Ðôi khi hợp đồng thuê container dài hạn có thể biến dạng thành hợp đồng thuê mua ( purchase- lease contract), nghĩa là người thuê sử dụng dài hạn, trả tiền thuê cho đến hết hạn quy định trong hợp đồng thì quyền sở hữu container chuyển sang luôn cho người thuê. Người thuê sử dụng luôn cách thuê mua vì họ không muốn hoặc không có khả năng chi trả ngay một lần tiền mua container.

Trong các hợp đồng thuê container nói trên, giá tiền thuê, phí bảo hiểm, điều kiện thuê, việc nhận, hoàn trả container là các điều khoản chủ yếu cần lưu ý.


Theo Nghiệp vụ vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương (Dương Hữu Hạnh)

Hợp đồng tàu chuyến

 

1. Tên và địa chỉ người thuê tàu, người vận chuyển.
2. Quy định về tàu:
– Tên tàu
– Cờ tàu
– Năm đóng
– Trọng tải
– Dung tích đăng ký toàn phần và dung tích đăng ký tịnh
– Loại hạng của tàu
– Cơ quan đăng kiểm khả năng đi biển
– Vị trí của tàu lúc ký hợp đồng
3. Thời gian tàu đến cảng xếp: phải quy định rõ khoảng thời gian
– Nếu tàu đến chậm quá quy định, người thuê tàu có quyền huỷ hợp đồng (tuỳ theo sự thoả thuận).
– Tàu được xem như đã đến cảng nếu xảy ra một trong ba trường hợp sau:
+ Tàu đã cập cầu cảng hoặc đến vùng thương mại của cảng quy định trong C/P
+ Tàu đã sẵn sàng để xếp hoặc dỡ hàng của người thuê
+ Tàu đã trao thông báo sẵn sàng NOR (Notice of Readiness) cho người được ghi trong C/P (tức người thuê)
4. Quy định về hàng:
– Tên hàng
– Loại bao bì
– Trọng lượng (có dung sai)
– Thể tích
Lưu ý:
– Ðơn vị trọng lượng có thể dùng MT (Metric Ton: 1000kg), tấn dài (Long Ton: 1016kg) hay tấn ngắn (Short Ton: 907kg).
– Về thể tích có thể dùng mét khối hay tấn khối Anh (CFT).

Chủ tàu được lựa chọn hoặc dùng trọng lượng hay thể tích để tính tiền cước điều nào có lợi cho họ.
Nếu người thuê tàu cung cấp không đủ số lượng hàng quy định, cũng phải chịu cước như hàng đã đầy tàu. Nếu có chèn lót, cần quy định ai chịu chi phí và cung cấp vật liệu chèn lót (chủ tàu hay người thuê tàu)
5. Cảng xếp dỡ:
Có thể là một hay nhiều cảng hoặc ở một khu vực hay một nhóm cảng.
– Cảng xếp phải là cảng an toàn về hàng hải và chính trị tức là phải đủ độ sâu để tàu luôn nổi hoặc nếu chạm bùn vẫn đảm bảo an toàn cho tàu và không có chiến tranh, đình công, bạo loạn.
6. Chi phí xếp dỡ hàng:
Bốn cách chủ yếu quy định ai phải chịu chi phí xếp dỡ:
   – Theo điều kiện tàu chợ (Liner Terms): người vận chuyển phải chịu trách nhiệm và chi phí xếp dỡ hàng. Các chi phí xếp dỡ đã được tính gộp trong giá cước thuê tàu. Theo cách này, mức xếp dỡ được quy định theo tập quán của cảng (người ta ghi According to customs of port hoặc With all despatch hoặc customary quick despatch chứ không quy định tiền thưởng phạt xếp dỡ nhanh hay chậm như thuê tàu chuyến
  – Theo điều kiện miễn xếp (Free In: FI): Chủ tàu được miễn phí xếp xuống tàu, nhưng phải chịu phí dỡ hàng tại cảng đến.
  – Theo điều kiện miễn dỡ (Free Out: FO): chủ tàu được miễn phí dỡ hàng khỏi tàu tại cảng đến nhưng phải chịu chi phí xếp hàng xuống tàu tại cảng xếp.
 – Theo điều kiện miễn xếp. dỡ (Free In and Out: FIO): Người thuê tàu phải chịu các phí chi phí xếp hàng xuống tàu tại cảng xếp cũng như phí dỡ hàng khỏi tàu tại cảng dỡ..
Ngoài ra còn quy định chi phí san hàng (Trimming) đối với hàng rời và xếp đặt (Stowage) đối với hàng có bao bì ở hầm tàu do ai chịu.
Nếu chủ tàu được miễn phí xếp dỡ, san xếp thì ghi FIOST ở sau giá cước. Thí dụ: Freight: USD 15/MT, FIOST
7. Cước phí và thanh toán:
– Giá cước: Trong hợp đồng cần ghi rõ giá cước, loại tiền thanh toán; đồng thời đơn vị tính cước là theo trọng lượng hay thể tích đều có thể dùng chung một đơn vị là tấn cước (Freight Ton).
Khi ấn định giá cước, cần xác định ai chịu phí xếp, dỡ và chi phí xếp hàng dưới tàu.
       Thí dụ : Freight: USD 30 FIO and Stowed Per Metric Ton (Giá cước là 30 đôla Mỹ một tấn mét, chủ tàu được miễn phí xếp dỡ và xếp   hàng dưới tàu) hoặc USD 30 M3 FIO (30 đôla Mỹ một mét khối , miễn phí xếp dỡ).
Nếu tính cước theo trọng lượng, cũng cần ghi rõ trọng lượng tính cước phí theo số lượng hàng xếp lên tàu ở cảng xếp hay theo số lượng hàng giao ở cảng đến.
– Thanh toán tiền cước:
+ Cước phí trả trước (Freight Prepaid): người thuê phải trả toàn bộ tiền cước cho chủ tàu sau khi xếp xong hàng hoặc sau khi ký B/L một số ngày do hai bên quy định nếu bán theo CIF, CF.
      Thí dụ: Cước phí phải trả trong vòng 04 ngày kể từ ngày ký B/L , không được khấu trừ và không hoàn lại dù tàu và/hoặc hàng mất hay không mất (freight to be paid in four days after signing B/L, discountless and not returnable, ship and/or cargo lost or not lost)
+ Cước phí trả sau (Freight to collect):
Thời điểm trả có thể ấn định:
      Trả tiền trước khi mở hầm tàu để dỡ hàng (freight payable before breaking bulk- b.b.b)

      Trả đồng thời với việc dỡ hàng (freight payable concurent ưith discharge)
      Trả sau khi dỡ xong hàng (freight payable after completion of discharge)

+ Trả trước một phần và trả sau một phần (advance freight):
      Thí dụ: trả 80% tiền cước tại cảng xếp sau khi ký B/L, số tiền còn lại trả đứt trong vòng 5 ngày sau khi dỡ hàng xong.
Việc giữ lại một phần tiền cước nhằm giúp người thuê gây áp lực nếu có tranh chấp, thưởng phạt với hãng tàu.
Hợp đồng cũng phải quy định tiền cước được thanh toán tại ngân hàng nào, cách thức trả tiền…
8. Thông báo sẵn sàng NOR (Notice of Readiness):
Có hai loại thông báo:
– Thông báo ngày dự kiến tàu đến cảng
Việc thông báo ngày dự kiến tàu đến cảng trong một khoảng thời gian ngắn (7,5,3 ngày) trước khi tàu đến cảng xếp dỡ là rất cần cho có đủ thời gian làm thủ tục cho tàu ra vào cảng và chuẩn bị xếp dỡ hàng theo đúng lịch trình đã quy định giữa hai bên chủ tàu và người thuê tàu.
– Thông báo sẵn sàng xếp dỡ hàng.
Thời gian được phép đưa thông báo sẵn sàng xếp dỡ là thời gian tàu đã đến bến, tàu đã sẵn sàng để nhận hoặc giao hàng.
Ðối với các mặt hàng ngũ cốc, theo tập quán vận chuyển sản phẩm này, bản thông báo sẵn sàng xếp hàng thường phải kèm theo một biên bản giám định các khoang hầm đã sạch sẽ có thể
nhận hàng được.
Thời gian đưa thông báo sẵn sàng xếp dỡ còn tuỳ thuộc vào điều khoản về tàu đến bến.
+ Nếu hợp đồng thuê tàu quy định Tàu đến lượt (In turn hay In regular turn) khi có nhiều tàu phải chờ đợi, bao giờ tàu chở hàng đến lượt mình cập cầu, lúc ấy thuyền trưởng mới được đưa thông báo sẵn sàng xếp dỡ cho người thuê tàu, cũng giống như điều khoản vị trí (berth clause). Nếu thuê tàu nên chọn cách này.
+ Nếu hợp đồng quy định Miễn đến lượt tức là không cần tàu cập cầu (Free turn) hay Thời gian chờ cầu cũng tính (time waiting for berth to count), khi tàu đã sẵn sàng là có thể đưa thông báo sẵn sàng xếp dỡ và người thuê tàu phải chịu trách nhiệm về thời gian tàu chờ cầu để cập cầu.
+ Nếu hợp đồng quy định Ðến lượt không quá 48 giờ tức là đến lượt cập cầu nhưng 48 tiếng rồi mà vẫn chưa cập cầu, tàu cứ đưa NOR (In turn not exceding 48 hours), tàu chỉ chờ tối đa 48 giờ đồng hồ sau đó nếu cần phải chờ nữa, người thuê tàu phải chịu trách nhiệm.
9. Mức xếp dỡ (Loading/ Discharging Rate): là số lượng đơn vị, trọng lượng hoặc thể tích hàng phải xếp hoặc dỡ trong vòng 01 giờ hay 01 ngày .
Có hai cách thoả thuận về mức xếp dỡ.
– Quy định mức xếp dỡ trung bình cho cả tàu là bao nhiêu tấn/ ngày
– Quy định mức xếp dỡ trung bình cho từng khoảng hầm là bao nhiêu tấn / ngày
10. Thời gian xếp dỡ (Laytime hay Layday):
Có hai cách quy định về thời hạn xếp dỡ (Loading/Discharging Laytime):
– Phân chia thời hạn xếp dỡ làm 2 giai đoạn: Thời hạn xếp và dỡ hàng Cargo to be loaded at the rate of 3000 MT and discharge at the rate of 900 MT per weather working day of 24 hours, sunday and holiday excepted both and even if used (hàng được xếp với mức 3000 tấn và dỡ với mức 900 tấn ngày làm việc nghỉ, có làm cũng không tính (S.H.E.X.E.U)
– Gộp thời gian xếp dỡ hàng làm một để tính: gọi là thời hạn xếp dỡ bù trừ (reversible laydays) 2000 MT per weather working day of 24 consecutive hours, sundays and holidays excepted unless used (SHEXUU). Như vậy nếu tàu chở 10 000 MT thời hạn xếp dỡ sẽ là: 10 000 MT/ 2000 MT = 5 ngày quy định (5 WWDSHEX UU- Working days sundays holidays excepted, unless used) có nghĩa là 5 ngày làm việc, chủ nhật, ngày lễ được nghỉ nhưng nếu có làm thì tính)
Ngoài ra, còn quy định thời hạn xếp dỡ được tính từ thời điểm nào:
Thí dụ: Theo mẫu hợp đồng thuê tàu GENCON, thời hạn xếp dỡ bắt đầu tính từ 1 giờ chiều nếu thông báo sẵn sàng xếp dỡ được trao và chấp nhận trước 12 giờ trưa; bắt đầu tính từ 6 giờ sáng ngày làm việc hôm sau, nếu NOR xếp dỡ được trao trong giờ làm việc buổi chiều ngày hôm trước.

11. Thưởng phạt về xếp dỡ (Demurage/ Despatch money: DEM/DES): mức tiền bội thường hoặc phạt thường được quy định theo ngày hoặc tấn dung tích đăng ký toàn phần của tàu mỗi ngày
Thí dụ: quy định mức phạt USD 2000/ngày hoặc USD 0,3/GRT/ngày… Nguyên tắc của phạt là : Khi đã phạt là luôn bị phạt ,tức các ngày sau đó dù là ngày chủ nhật, ngày lễ, xấu hay tốt trời đều bị phạt.
Mức thưởng thường chỉ bằng 1/ 2 mức phạt. Tiền thưởng thường được tính theo ngày hoặc theo tỷ lệ một phần của ngày( Pro-rata), không hẳn ngày chẵn mà còn tính thêm giờ phút.

Lưu ý : tàu chợ không có tiền thưởng phạt về xếp dỡ nhanh chậm, chỉ có trong tàu chuyến.

12. Ðiều khoản cầm giữ hàng ( Lien clause):
Chủ tàu sẽ cầm giữ hàng thay cho cước phí, cước khống tiền phạt.
Người thuê vẫn còn trách nhiệm về cước khống và tiền phạt do mình gây ra ở cảng xếp và trách nhiệm về cước phí và tiền phạt ở cảng dỡ hàng nếu chủ tàu không thu được tiền thanh toán do việc cầm giữ hàng.

13. Ðiều khoản trọng tài ( arbitration clause):
Bất kì tranh chấp nào nảy sinh ngoài hợp đồng hiện tại sẽ được chuyển cho trọng tài thuộc : Phòng Trọng tài Hàng hải( Chambre arbitral marinetime) ở Paris chẳng hạn. Quyết định đưa ra theo quy tắc của Phòng trọng tài sẽ là phán quyết cuối cùng ràng buộc hai bên.

14. Trách nhiệm và miễn trách của người vận chuyển.
Nói chung các hợp đồng đều quy định chủ tàu phải chịu trách nhiệm như Công ước Brussels 1924 đã nói : Tổn thất hư hỏng của hàng hoá do xếp không cẩn thận, do chèn lót không tốt, do hun khói, do thiếu cần mẫn thích đáng nên tàu không đủ khả năng đi biển…
Các trường hợp miễn trách nhiệm (exemption from liability) gồm: thiên tai, tai hoạ ngoài biển, thuỷ thủ phá hoại, cháy, cướp biển, ẩn tỳ của vỏ tàu và máy móc, do bản chất hàng, sơ sót của thuyền trưởng, bị cầm giữ do vua chúa và chính phủ, đi lệch hướng( deviation). Ngoài ra, chủ tàu được miễn trách do trì hoãn lúc khởi hành và trong chuyến hải trình bởi đình công , thiếu thuỷ thủ hoặc những người ảnh hưởng đến hải trình.

15. Các điều khoản khác:
Hợp đồng thuê tàu còn có các điều khoản tổn thất chung( General average), 2 tàu đâm nhau cùng có lỗi ( Both to blame collíion clause), chiến tranh, đình công( Strike), băng giá( ice). Khi kí hợp đồng, nếu thấy điều khoản nào không thích hợp hai bên có thể loại bỏ.
Ngoài ra, cần xác định rõ chủ tàu hay người cho thuê chịu các chi phí sau:
– Chi phí cung cấp vật liệu chèn lót, cung cấp cần trục, dây buộc
– Chi phí thuê người điều khiển cần trục, di chuyển cần trục, đóng mở hầm tàu
– Chi phí làm ngoài giờ, kiểm đếm thuế má, cảng phí

 

Cách thức thuê tàu chuyến

Thuê tàu chuyến phức tạp hơn công việc thuê tàu chợ, đòi hỏi người thuê tàu phải am hiểu tuyến, luồng vận tải; am hiểu đặc điểm kinh doanh của từng hãng tàu; am hiểu về giá cước phí
 
 Những công việc chính khi thuê tàu chuyến:
 – Xác định loại hình tàu chuyến sẽ thuê phục vụ cho kinh doanh:
 + Thuê chuyến một (Single voyage)
 + Thuê khứ hồi (Round voyage)
 + Thuê nhiều chuyến liên tục (Consecutive voyage)
 + Thuê bao cả tàu trong một thời gian (Lumpsum)
 
 – Uỷ thác cho công ty giao nhận hoặc trực tiếp đứng ra đàm phán ký Hợp đồng thuê tàu (Voyage charter party) với hãng tàu
 
 – Tập kết hàng để giao lên tàu (khi xuất khẩu theo điều kiện nhóm C, D) lấy Biên lai thuyền phó (Mate’s receipt), sau đó đổi lấy Vận đơn sạch đã xếp hàng (B/L clean on board)
 
 Lưu ý: Nếu thuê tàu để chỉ định chuyên chở trong trường hợp mua hàng theo điều kiện FOB thì người thuê phải kịp thời thông báo cho nhà xuất khẩu các thông tin về ngày giờ con tàu sẽ vào lấy hàng để người xuất khẩu chuẩn bị hàng tập kết lên tàu. Trong trường hợp này, người lấy B/L không phải là người thuê tàu mà là người xuất khẩu.
 
 – Thanh toán cước phí, tiền bốc dỡ, tiền thưởng phạt xếp dỡ
 
 Theo Kỹ thuật kinh doanh XNK (PGS.TS Võ Thanh Thu)

 

Thể thức lập vận đơn

– Lập một tờ khai vận chuyển ghi rõ: tên tàu, tên người gửi hàng, tên người nhận hàng, nơi đến, số, ký mã hiệu, kiện hàng, tính chất hàng, trọng lượng hay khối lượng, trị giá hàng nếu cần. Sau đó người gửi hàng ký tên vào tờ khai đó.
 – Giao tờ khai cho nhân viên tàu tính tiền cước và chi phí phụ
 – Nhận lại một phiếu xếp hàng để xếp hàng xuống tàu đã chỉ định.
 – Nhân viên nhận hàng của tàu ký xác nhận vào phiếu xếp hàng sau đó chuyển cho bộ phận chuyên trách
 – Bộ phận chuyên trách cấp chính thức một vận đơn hợp lệ cho người gửi hàng, có chữ ký của thuyền trưởng hay đại lý.
 
  Theo Nghiệp vụ vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương ( Dương Hữu Hạnh)

Trình tự nhận hàng nhập khẩu

 

Ðối với hàng phải lưu kho, lưu bãi tại cảng
 1. Cảng nhận hàng từ tàu:
– Trước khi dỡ hàng, tàu hoặc đại lý phải cung cấp cho cảng Bản lược khai hàng hoá (Cargo Manifest), sơ đồ hầm tàu để cảng và các cơ quan chức năng khác như Hải quan, Ðiều độ, cảng vụ tiến hành các thủ tục cần thiết và bố trí phương tiện làm hàng;
 – Cảng và đại diện tàu tiến hành kiểm tra tình trạng hầm tàu. Nếu phát hiện thấy hầm tàu ẩm ướt, hàng hoá ở trong tình trạng lộn xộn hay bị hư hỏng, mất mát thì phải lập biên bản để hai bên cùng ký. Nếu tàu không chịu ký vào biên bản thì mời cơ quan giám định lập biên bản mới tiến hành dỡ hàng
 – Dỡ hàng bằng cần cẩu của tàu hoặc của cảng và xếp lên phương tiện vận tải để đưa về kho, bãi. Trong quá trình dỡ hàng, đại diện tàu cùng cán bộ giao nhận cảng kiểm đếm và phân loại hàng hoá cũng như kiểm tra về tình trạng hàng hoá và ghi vào Tally Sheet;
 – Hàng sẽ được xếp lên ô tô để vận chuyển về kho theo phiếu vận chuyển có ghi rõ số lượng, loại hàng, số B/L;
 – Cuối mỗi ca và sau khi xếp xong hàng, cảng và đại diện tàu phải đối chiếu số lượng hàng hoá giao nhận và cùng ký vào Tally Sheet;
 – Lập Bản kết toán nhận hàng với tàu ( ROROC) trên cơ sở Tally Sheet. Cảng và tàu đều ký vào Bản kết toán này, xác nhận số lương thực giao so với Bản lược khai hàng (Cargo Manifest) và B/L;
– Lập các giấy tờ cần thiết trong quá trình giao nhận như Giấy chứng nhận hàng hư hỏng (COR) nếu hàng bị hư hỏng hay yêu cầu tàu cấp Phiếu thiếu hàng (CSC), nếu tàu giao thiếu.
 2. Cảng giao hàng cho chủ hàng:
 – Khi nhận được thông báo hàng đến, chủ hàng phải mang vận đơn gốc, giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tàu để nhận lệnh giao hàng(D/O- Delivery order). Hãng tàu hoặc đại lý giữ lại vận đơn gốc và trao 3 bản D/O cho người nhận hàng; 
– Chủ hàng đóng phí lưu kho, phí xếp dỡ và lấy biên bản;

– Chủ hàng mang biên lai nộp phí, 3 bản D/O cùng Invoice và Packing List đến văn phòng quản lý tàu tại cảng để ký xác nhận D/O và tìm vị trí hàng, tại đây lưu 1 bản D/O;

 – Chủ hàng mang 2 bản D/O còn lại đến bộ phận kho vận để làm phiếu xuất kho. Bộ phận này giữ một D/O và làm hai phiếu xuất kho cho chủ hàng;
 – Chủ hàng làm thủ tục hải quan
Sau khi hải quan xác nhận hoàn thành thủ tục hải quan chủ hàng có thể mang ra khỏi cảng và chở hàng về kho riêng.

 

Ðối với hàng không lưu kho, bãi tại cảng
Khi chủ hàng có khối lượng hàng hoá lớn chiếm toàn bộ hầm hoặc tàu hoặc hàng rời như phân bón, xi măng, clinker, than quặng, thực phẩm…thì chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác có thể đứng ra giao nhận trực tiếp với tàu.

Trước khi nhận hàng, chủ hàng phải hoàn tất các thủ tục hải quan và trao cho cảng B/L, lệnh giao hàng( D/O). Sau khi đối chiếu với Bản lược khai hàng hoá Manifest, cảng sẽ lên hoá đơn cước phí bốc xếp và cấp lệnh giao hàng thẳng để chủ hàng trình cán bộ giao nhận cảng tại tàu để nhận hàng.

Sau khi nhận hàng, chủ hàng và giao nhận cảng cùng ký bản tổng kết giao nhận và xác nhận số lượng hàng hoá đã giao nhận bằng Phiếu giao hàng kiêm phiếu xuất kho. Ðối với tàu vẫn phải lập Tally sheet và ROROC như trên.
 

Ðối với hàng nhập bằng container
1. Nếu là hàng nguyên (FCL/FCL)
 – Khi nhận được thông báo hàng đến ( Notice of arrival), chủ hàng mang B/L gốc và giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tàu để lấy D/O;
 – Chủ hàng mang D/O đến hải quan làm thủ tục và đăng ký kiểm hoá 9 chủ hàng có thể đề nghị đưa cả container về kho riêng hoặc ICD để kiểm tra hải quan nhưng phải trả vỏ container đúng hạn nếu không sẽ bị phạt;
– Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, chủ hàng phải mang toàn bộ chứng từ nhận hàng cùng D/O đến Văn phòng quản lý tàu tại cảng để xác nhận D/O;
– Lấy phiếu xuất kho và nhận hàng.
 2. Nếu là hàng lẻ( LCL/LCL)
Chủ hàng mang vận đơn gốc hoặc vận đơn gom hàng đến hãng tàu hoặc đại lý của người gom hàng để lấy D/O, sau đó nhận hàng tại CFS quy định và làm các thủ tục như trên.

 

Theo Vận tải và giao nhận hàng hoá XNK (PGS.TS Hoàng Văn Châu) 

Trình tự giao hàng xuất khẩu

 

Ðối với hàng xuất khẩu phải lưu kho, bãi của cảng
Việc giao hàng gồm 2 bước lớn: chủ hàng ngoại thương (hoặc người cung cấp trong nước) giao hàng xuất khẩu cho cảng, sau đó cảng tiến hành giao hàng cho tàu.

1. Giao hàng XK cho cảng:
– Giao Danh mục hàng hoá XK ( Cargo List) và đăng ký với phòng điều độ để bố trí kho bãi và lên phương án xếp dỡ
– Chủ hàng liên hệ với phòng thương vụ để ký kết hợp đồng lưu kho, bốc xếp hàng hoá với cảng
– Lấy lệnh nhập kho và báo với hải quan và kho hàng,
– Giao hàng vào kho, bãi của cảng.
2. Giao hàng XK cho tàu:
– Chuẩn bị trước khi giao hàng cho tàu:
+ Kiểm nghiệm, kiểm dịch (nếu cần), làm thủ tục hải quan
+ Báo cho cảng ngày giờ dự kiến tàu đến (ETA), chấp nhận Thông báo sẵn sàng
+ Giao cho cảng Danh mục hàng hoá Xk để cảng bố trí phương tiện xếp dỡ. Trên cơ sở Cargo List này, thuyền phó phụ trách hàng hoá sẽ lên Sơ đồ xếp hàng ( Cargo plan)
+ Ký hợp đồng xếp dỡ với cảng,
– Tổ chức xếp và giao hàng cho tàu.
+ Trước khi xếp phải vận chuyển hàng từ kho ra cảng, lấy lệnh xếp hàng, ấn định số máng xếp hàng, bố trí xe và công nhân và người áp tải (nếu cần)
+ Tiến hành giao hàng cho tàu. Việc xếp hàng lên tàu do công nhân cảng làm. Hàng sẽ được giao cho tàu dưới sự giám sát của đại diện của hải quan. Trong quá trình giao hàng, nhân viên kiểm đếm của cảng phải ghi số lượng hàng giao vào Final Report. Phía tàu cũng có nhân viên kiểm đếm và ghi kết quả vào Tally Sheet.
+ Khi giao nhận một lô hoặc toàn tàu, cảng phải lấy Biên lai thuyền phó (Mate’s Receipt) để lập vận đơn.
Sau khi xếp hàng lên tàu, căn cứ vào số lượng hàng đã xếp ghi trong Tally Sheet, cảng sẽ lập Bản tổng kết xếp hàng lên tàu (General Loading Report) và cùng ký xác nhận với tàu. Ðây cũng là cơ sở để lập B/L.
– Lập bộ chứng từ thanh toán.
Căn cứ vào hợp đồng mua bán và L/C, cán bộ giao nhận phải lập hoặc lấy các chứng từ cần thiết để tập hợp thành bộ chứng từ thanh toán, xuất trình cho ngân hàng để thanh toán tiền hàng.
Bộ chứng từ thanh toán theo L/C thường gồm: B/L. hối phiếu, hoá đơn thương mại, giấy chứng nhận phẩm chất, Giấy chứng nhận xuất xứ, phiếu đóng gói, giấy chứng nhận trọng lượng, số lượng..
Thông báo cho người mua về việc giao hàng và mua bảo hiểm cho hàng hoá nếu cần.
– Thanh toán các chi phí cần thiết cho cảng như chi phí bốc hàng, vận chuyển, bảo quản, lưu kho.
– Tính toán thường phạt xếp dỡ, nếu có
.

Ðối với hàng hóa không lưu kho bãi tại cảng

Ðây là các hàng hoá XK do chủ hàng ngoại thương vận chuyển từ các kho riêng của mình hoặc từ phương tiện vận tải của mình để giao trực tiếp cho tàu . Các bước giao nhận cũng diễn ra như đối với hàng qua cảng. Sau khi đã đăng ký với cảng và ký kết hợp đồng xếp dỡ, hàng cũng sẽ được giao nhận trên cơ sở tay ba ( cảng, tàu và chủ hàng). Số lượng hàng hoá sẽ được giao nhận, kiểm đếm và ghi vào Tally Sheet có chữ ký xác nhận của ba bên.

Ðối với hàng XK đóng trong container

* Nếu gửi hàng nguyên( FCL/FCL)
– Chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác điền vào Booking Note và đưa cho đại diện hãng tàu hoặc đại lý tàu biển để xin ký cùng với Danh mục hàng XK.
– Sau khi ký Booking Note, hãng tàu sẽ cấp lệnh giao vỏ container để chủ hàng mượn và giao Packing List và Seal;
– Chủ hàng lấy container rỗng về địa điểm đóng hàng của mình- – Chủ hàng mời đại diện hải quan, kiểm nghiệm, kiểm dịch, giám định( nếu có) đến kiểm tra và giám sát việc đóng hàng vào container. Sau khi đóng xong, nhân viên hải quan sẽ niêm phong kẹp chì container. Chủ hàng điều chỉnh lại Packing List và Cargo List, nếu cần;
– Chủ hàng vận chuyển và giao container cho tàu tại CY quy định hoặc hải quan cảng, trước khi hết thời gian quy định  ( closing time) của từng chuyến tàu ( thường là 8 tiếng trước khi bắt đầu xếp hàng) và lấy Mate’s Receipt;
– Sau khi hàng đã được xếp lên tàu thì mang Mate’s Receipt để đổi lấy vận đơn.
* Nếu gửi hàng lẻ (LCL/LCL)
– Chủ hàng gửi Booking Note cho hãng tàu hoặc đại lý của hãng tàu, cung cấp cho họ những thông tin cần thiết về hàng xuất khẩu. Sau khi Booking Note được chấp nhận, chủ hàng sẽ thoả thuận với hãng tàu về ngày, giờ, địa điểm giao nhận hàng;
-Chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác mang hàng đến giao cho người chuyên chở hoặc đại lý tại CFS hoặc ICD
– Các chủ hàng mời đại diện hải quan để kiểm tra, kiểm hoá và giám sát việc đóng hàng vào container của người chuyên chở hoặc người gom hàng. Sau khi hải quan niêm phong, kẹp chì container, chủ hàng hoàn thành nốt thủ tục để bốc container lên tàu và yêu cầu cấp vận đơn,
– Người chuyên chở xếp container lên tàu và vận chuyển đến nơi đến;
– Tập hợp bộ chứng từ để thanh toán.

 

English Teaching Application

Dear Ms …..

I highly appreciate if you could give me a response soon as you know that I am waiting for your reply. By the way, I would like to add you more details about my story of learning English.
It is 12 years ago when I studied at High School in my hometown, exactly in 1995 when I first joined Grade 10 which specialized on Natural sciences. As you know that almost students, who study Math, Physics and Chemistry,  are not keen on English. I am not an exception. Our performance was rather bad at English. We used to get 5 or 6 and the highest mark was 7. But a fortuitous time listening to an English song had changed my viewpoint. I never forget the day I heard the song 25 minutes by MLTR. I didn’t know the lyrics but it was too wonderful hearing such an interesting song. I decided to by English Song Books and I was the second to have English Song Book in my School of 1500 students. Other guy was a proficient student of  English  and has become a journalist so far. 
In 1998 I took entrance examination to Institute of International Relations but failed then I changed my direction to University of Social Sciences and Humanities Hanoi, Department of International Studies. I have studied English for 12 years so far. I graduated in 2003.

For years working for foreign companies, I have talked to many people around the world from Singapore, Malaysia, Hong Kong to the UK, the USA and Europe, Australia people….
Now I like to propagate my love of English to new generation for a brilliant passion and a better future of Vietnamese.  If I was to teach, I would say to our students that you should do everything with love, with your hobby and your responsibility. And that degree or certificate is important to you but without it, you still can be successful in life. I am an example, I have no certificate of English like TESOL, TOEIC or IELT but English is no boundary to me. I can confidently talk or listen to everyone and understand them well. 

For the time being, I have a quite complete teaching material of English like: Presentations, VOA and BBC newspaper, Business English and Lifeline or Enterprises and so on…..I prefer to teach student than children as I want to bring much more real knowledge from work to them. Besides teaching, I am now working for a Malaysian airline that you may know, Air Asia.

I have a lot want to tell you more but I stop here today. That’s enough for me.
If you need more information from me, don’t hesitate to call me at 0909280896
I’d look forward to hearing from you soon

Eric

Cách Rút Gọn Mệnh Đề Quan Hệ- Tham Khảo

Cách rút gọn mệnh đề quan hệ.(phần 1)

1. That và which làm chủ ngữ của câu phụ
– Nó đứng đầu câu phụ, thay thế cho danh từ bất động vật đứng trước nó và làm chủ ngữ của câu phụ. Do đó nó không thể nào bỏ đi được.

Ex: We bought the stereo that had been advertised at a reduced price.

2. That và which làm tân ngữ của câu phụ
– Nó thay thế cho danh từ bất động vật đứng trước nó, mở đầu câu phụ nhưng làm tân ngữ. Do đó nó có thể bỏ đi được.

Ex: George is going to buy the house (that) we have been thinking of buying

3. Người ta dùng that chứ không dùng which khi:
– Đứng trước nó là một tính từ so sánh bậc nhất + danh từ

Ex: That is the best novel that has been written by this author.

– Khi đằng trước nó là một số các đại từ phiếm chỉ như all, some, any, anything, everything, much, little, nothing v.v..

Ex: I want to see all that he possesses.
Ex: All the apples that fall are eaten by pig.
4. Who làm chủ ngữ của câu phụ
– Nó thay thế cho danh từ chỉ người hoặc động vật ở trước nó, làm chủ ngữ của câu phụ. Do đó nó không thể bỏ đi được.

Ex: The man who is in this room is angry.

5. Whom làm tân ngữ của câu phụ.
– Nó thay thế cho danh từ chỉ người hoặc động vật ( động vật nuôi trong nhà được coi là có tính cách hoặc trong trường hợp muốn nhân cách hoá ở trước nó và làm tân ngữ của câu phụ, nó có thể bỏ đi được.

Ex: The men (whom) I don’t like are angry.

– Nếu whom làm tân ngữ của một ngữ động từ bao gồm 1 Verb + 1 giới từ thì lối viết chuẩn nhất là đưa giới từ đó lên trước whom.

Ex:The man to whom you have just talked is the chairman of the company.

– Tuy nhiên nếu whom là tân ngữ của một ngữ động từ bao gồm 1 động từ + 2 giới từ thì 2 giới từ đó vẫn phải đứng đằng sau động từ.

Ex: The man whom you are looking forward to is the chairman of the company.

– Không được dùng who thay cho whom trong văn viết dù nó được chấp nhận trong văn nói.
5. Mệnh đề phụ bắt buộc và không bắt buộc.

1. Mệnh đề phụ bắt buộc.

– Là loại mệnh đề bắt buộc phải có mặt ở trong câu, nếu bỏ đi câu sẽ mất ý nghĩa ban đầu.
– Nên dùng that làm chủ ngữ cho loại câu này mặc dù which vẫn được chấp nhận
– Câu phụ thường đứng xen vào giữa câu chính hoặc nối liền với câu chính và không tách rời khỏi nó bởi bất cứ dấu phảy nào.

Ex: Weeds that float to the surface should be removed before they decay.

2) Mệnh đề phụ không bắt buộc
– Là loại mệnh đề mang thông tin phụ trong câu, nếu bỏ nó đi câu không mất nghĩa ban đầu.
-Không được dùng that làm chủ ngữ mà phải dùng which, cho dù which có là tân ngữ của mệnh đề phụ cũng không được phép bỏ nó đi.
– Câu phụ thường đứng chen vào giữa câu chính và bắt buộc phải tách khỏi câu chính bằng 2 dấu phẩy.

Ex1: My car, which is very large, uses too much gasoline.

Ex2: This rum, which I bought in the Virgin Islands, is very smooth.

6. Tầm quan trọng của việc sử dụng dấu phẩy(,) đối với mệnh đề phụ

– Ở những mệnh đề phụ bắt buộc, khi không dùng dấu phẩy(,) tức là có sự giới hạn của mệnh đề phụ đối với danh từ đằng trước (trong tiếng Việt: chỉ có)

Ex: The travelers who knew about the flood took another road.
(Chỉ có các lữ khách nào mà biết về lũ lụt thì đi con dường khác)

Ex: The wine that was stored in the cellar was ruined.
(Chỉ có rượu vang để dưới hầm mới bị…)

– Đối với những mệnh đề phụ không bắt buộc, khi có dấu phẩy ngăn cách thì nó không xác định hoặc giới hạn danh từ đứng trước nó. (trong tiếng Việt: tất cả).

Ex: The travelers, who knew about the flood, took another road.
(Tất cả lữ khách…)

Ex: The wine, which was stored in the cellar, was ruined.
(Tất cả rượu vang…)

Note: Các nguyên tắc trên đây chỉ dùng trong văn viết, không dùng trong văn nói. Lỗi ngữ pháp của TOEFL không tính đến mệnh đề phụ bắt buộc nhưng sẽ trừ điểm nếu phạm phải lỗi mệnh đề phụ không bắt buộc.

7. Cách sử dụng All, Both, Some, Several, Most, Few + Of + Whom/ Which
– Tuyệt đối không được dùng đại từ nhân xưng tân ngữ: them, us trong trường hợp này.

Ex1: Their sons, both of whom (không được nói both of them) are working abroad, ring her up every week.

Ex2: The buses, most of which were full of passengers, began to pull out.

– What = the thing/ the things that có thể làm tân ngữ cho mệnh đề phụ cùng lúc làm chủ ngữ cho mệnh đề chính/ hoặc làm chủ ngữ của cả 2 mệnh đề chính, phụ.

Ex1: What we have expected is the result of the test.

Ex2: What happened to him yesterday might happen to us tomorrow

 

Cách rút gọn mệnh đề quan hệ.(phần 2)

Chúng ta cùng tiếp tục bài học về rút gọn mệnh đề quan hệ(who,which….) nhé.

8. Whose = của người mà, của con mà.
– Nó thay thế cho danh từ chỉ người hoặc động vật ở trước nó và chỉ sự sở hữu của người hoặc động vật đó đối với danh từ đi sau.

Ex: James, whose father is the president of the company, has received a promotion.

– Trong lối văn viết trang trọng nên dùng of which để thay thế cho danh từ bất động vật mặc dù whose vẫn được chấp nhận.

Ex: Savings account, of which (= whose) interest rate is quite hight, is very common now.

– Hoặc dùng with + noun/ noun phrase thay cho whose

Ex: The house whose walls were made of glass = The house with the glass walls.

9. Cách loại bỏ mệnh đề phụ
– Đối với những mệnh đề phụ bắt buộc người ta có thể loại bỏ đại từ quan hệ và động từ to be (cùng với các trợ động từ của nó trong một số trường hợp sau:

+ Trước một mệnh đề phụ mà cấu trúc động từ ở thời bị động.

Ex: This is the value (which was) obtained from the table areas under the normal curve.

+ Trước một mệnh đề phụ mà sau nó là một ngữ giới từ.

Ex: The beaker (that is) on the counter contains a solution.

+ Trước một cấu trúc động từ ở thể tiếp diễn.

Ex: The girl (who is) running down the street might be in trouble.

Note: Ngoài ra trong một số trường hợp khi đại từ quan hệ trong mệnh đề phụ bắt buộc gắn liền với chủ ngữ đứng trước nó và mệnh đề phụ ấy diễn đạt qui luật hoặc sự kiện diễn đạt theo tần số, người ta có thể bỏ đại từ quan hệ và động từ chính thay vào đó bằng một V-ing.

Ex:The travelers taking (= who take) this bus on a daily basis buy their ticket in booking.

– Trong những mệnh đề phụ không bắt buộc người ta cũng có thể loại bỏ đại từ quan hệ và động từ to be khi nó đứng trước một ngữ danh từ. Tuy nhiên phần ngữ danh từ còn lại vẫn phải đứng giữa 2 dấu phẩy.

Ex: Mr Jackson, (who is) a professor, is traveling in the Mideast this year.

– Loại bỏ đại từ quan hệ và động từ chính, thay vào đó bằng 1 V-ing khi mệnh đề phụ này đi bổ nghĩa cho một tân ngữ (lối viết này rất phổ biến).

Pham Ha